Báo cáo quản trị doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm này còn khá mới mẻ và trừu tượng. Nhiều người còn lầm tưởng báo cáo quản trị là báo cáo tài chính. Nhưng thực chất đây là hai loại báo cáo hoàn toàn khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ báo cáo quản trị là gì và cách xây dựng hệ thống báo cáo quản trị trong doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung
Báo cáo quản trị doanh nghiệp là gì?
Báo cáo quản trị là là báo cáo cung cấp các thông tin tài chính và phi tài chính về thực trạng của doanh nghiệp. Văn bản này đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu nội bộ bên trong của các đơn vị.
Qua báo cáo quản trị, các nhà lãnh đạo hay các nhà quản trị có thể hiểu rõ toàn cảnh về tình hình cũng như thực trạng của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các quyết định, chiến lược phù hợp và chính xác hơn.
Người xây dựng báo cáo sẽ thu thập số liệu từ các phòng ban trong doanh nghiệp. Sau đó, tiến hành theo dõi, tổng hợp các số liệu đó thành một bản báo cáo quản trị, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu nhất có thể. Nhiều báo cáo quản trị gộp lại sẽ tạo thành hệ thống báo cáo quản trị trong doanh nghiệp.
Báo cáo quản trị doanh nghiệp
Các loại báo cáo quản trị doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống báo cáo quản trị khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà quản trị hay người lãnh đạo.
Dưới đây là 5 loại báo cáo quản trị thường gặp:
Báo cáo doanh thu: Đề cập đến doanh thu của công ty, ghi chép toàn bộ các thông tin liên quan đến doanh thu một tháng, một quý hay một năm.
Báo cáo chi phí: Phân tích cơ cấu các loại chi phí để tối ưu lợi nhuận hoặc giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Báo cáo hàng tồn kho: Mẫu báo cáo này ghi chép đầy đủ những thông tin về vật tư, hàng hóa tồn kho, số lượng tồn đầu kỳ, cuối kỳ, giúp doanh nghiệp kiểm soát được số lượng hàng hóa tồn kho trong mỗi tháng.
Báo cáo công nợ: Báo cáo công nợ ghi chép những thông về số dư đầu kỳ, số phát sinh hay số dư cuối kỳ trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Loại báo cáo này giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong việc kiểm soát cũng như quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu, phải trả.
Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính giúp nhà quản trị hiểu được toàn bộ tình hình tài chính của công ty như nợ, tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận,…
Vai trò của hệ thống báo cáo quản trị trong doanh nghiệp
1. Cung cấp thông tin công ty cho nhà quản trị
Nhà quản trị hay người lãnh đạo cần nắm bắt những thông tin cũng như biết rõ vị thế công ty của mình để đưa ra các chiến lược, các quyết định chuẩn xác nhất. Đặc biệt, trong những trường hợp công ty có sự thay đổi về bộ máy quản trị, báo cáo quản trị giúp những nhà quản trị vừa mới nhậm chức hiểu rõ tình hình phát triển của công ty trong những năm trước đó. báo cáo quản trị doanh nghiệp
Báo cáo quản trị cung cấp thông tin công ty cho nhà quản trị Đối với những tập đoàn lớn, nhà quản trị không trực tiếp tham gia vào chi tiết và tất cả các quy trình của công ty.
Do đó, cần có hệ thống báo cáo quản trị để họ nắm rõ tình hình vận hành cũng như hiệu suất làm việc của các bộ phận, các phòng ban.
2. Làm căn cứ số liệu giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định
Một quyết định của nhà quản trị cần căn cứ vào số liệu, nhà quản trị hay người lãnh đạo không thể đưa ra quyết định một cách tùy ý. Những số liệu từ hệ thống báo cáo quản trị là phản ánh đúng nhất tình hình vận hành mỗi năm của công ty.
Chính vì thế việc căn cứ vào những số liệu đó sẽ giúp nhà quản trị đưa ra quyết định một cách chắc chắn nhất. Có thể nói, những số liệu liên quan đến tình hình vận hành thực tế của công ty là cơ sở vững chắc cho nhà quản trị khi đưa ra quyết định liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp.
3. Báo cáo quản trị cung cấp thông tin không có trong báo cáo tài chính
Thông thường những thông tin trong báo cáo tài chính chỉ liên quan đến đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Báo cáo tài chính được lập ra nhằm mục đích phục vụ bên ngoài doanh nghiệp, báo cáo lên bộ Tài chính về tình hình hoạt động của công ty.
Chính vì thế, hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sẽ được trình bày theo mẫu tiêu chuẩn của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính chỉ có thông tin về số liệu nên chưa thể giúp các nhà quản trị hiểu được tình hình tổng thể của công ty.
Chính vì thế, các lãnh đạo của công ty mới cần đến báo cáo quản trị, những thông tin mà báo cáo tài chính chưa cung cấp được thì sẽ có trong báo cáo quản trị. Báo cáo quản trị giúp các nhà quản trị hiểu được tình hình tổng thể của DN, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Báo cáo quản trị cung cấp thông tin không có trong báo cáo tài chính.
4. Đảm bảo doanh nghiệp đi theo đúng kế hoạch đề ra
Báo cáo quản trị giúp doanh nghiệp theo sát và đo lường các hoạt động, từ đó, đi theo đúng kế hoạch đã được đề ra ban đầu. Ngoài ra, báo cáo quản trị còn là yếu tố giúp doanh nghiệp đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra.